Quản lý Bệnh tiểu đường Tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng dài hạn (mạn tính). Quản lý bệnh tiểu đường có thể có nghĩa là phải thực hiện một số thay đổi khó khăn. Nhóm chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể giúp.
Quý vị sẽ cần tạo sự cân bằng thuốc với chế độ ăn và hoạt động. Điều này sẽ giúp quý vị quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2. Quý vị cũng sẽ cần kiểm tra đường huyết của mình thường xuyên. Và trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị để phòng ngừa các biến chứng.
Hỏi đội ngũ của quý vị về dịch vụ có tên là giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh tiểu đường (DSMES). Quý vị sẽ học các kỹ năng để giúp kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường của mình và tìm hỗ trợ khi cần. Dịch vụ này có thể được đội ngũ của quý vị cung cấp theo nhóm hoặc trực tiếp cho quý vị. Dịch vụ cũng có thể được cung cấp thông qua telehealth.

Dùng thuốc
Quý vị có thể dùng thuốc dạng uống hoặc tự tiêm insulin cho bệnh tiểu đường. Hoặc quý vị có thể sử dụng cả hai. Dùng thuốc hoặc tự tiêm insulin đúng thời điểm. Điều này sẽ giúp quý vị kiểm soát đường huyết của mình. Nghĩ về các cách sẽ giúp quý vị nhớ dùng thuốc đúng cách hàng ngày. Hỏi nhóm hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các ý tưởng.
Quý vị có thể chỉ dùng thuốc tiểu đường dạng viên ngay. Nhưng điều này có thể thay đổi. Theo thời gian, hầu hết mọi người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng cần insulin hoặc các mũi thuốc khác.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu quý vị. Nó cũng giúp quý vị duy trì câng nặng có lợi cho sức khỏe. Hoặc nó giúp quý vị giảm cân, nếu quý vị thừa cân. Thừa cân khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường khó khăn hơn.
Nhóm chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị sẽ giúp quý vị lập ra một kế hoạch phù hợp với quý vị. Quý vị không phải từ bỏ tất cả các thức ăn quý vị thích. Dùng bữa và đồ ăn nhẹ với:
Thay thế đồ uống có đường (kể cả nước trái cây) bằng nước hoặc đồ uống ít calo, không calo bất cứ khi nào có thể. Không dùng thực phẩm có đường phụ gia.
Tích cực hoạt động thể chất
Tích cực hoạt động giúp giảm đường huyết. Các hoạt động giúp cơ thể quý vị sử dụng insulin để biến thức ăn thành năng lượng. Nó cũng giúp quý vị kiểm soát cân nặng:
Đề nghị chuyên gia chăm sóc sức khỏe giúp quý vị lập chương trình hoạt động phù hợp. Chương trình của quý vị dựa vào tuổi tác, sức khỏe tổng thể, và loại hoạt động quý vị ưa thích. Bắt đầu từ từ. Nhưng cố gắng tối thiểu 150 phút tập luyện hoặc hoạt động mỗi tuần. Bắt đầu với 30 phút/ngày. Tập theo từng đợt 10 phút. Đừng để quá 2 ngày mà không tập luyện gì.
Kiểm tra đường huyết của quý vị
Việc tự kiểm tra đường huyết có thể là phần chăm sóc đều đặn của quý vị. Hoặc quý vị có thể chỉ cần thỉnh thoảng kiểm tra đường huyết của mình. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ chỉ cho quý vị cách kiểm tra đường huyết tại nhà. Kiểm tra này sẽ cho quý vị biết mức đường huyết của quý vị có nằm trong giới hạn mục tiêu không. Có mức đường huyết trong giới hạn mục tiêu nghĩa là quý vị đang quản lý tốt bệnh tiểu đường của mình.
Nếu mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp, chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể gợi ý thay đổi chế độ ăn hoặc mức hoạt động. Họ cũng có thể điều chỉnh thuốc của quý vị.
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị cũng có thể đề nghị quý vị kiểm tra đường huyết của mình thường xuyên hơn khi quý vị bị ốm.
Hãy tự chăm sóc bản thân
Khi quý vị bị bệnh tiểu đường, quý vị có thể dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe khác hơn. Bao gồm các vấn đề về chân, mắt, tim, thần kinh, và thận. Quý vị có thể giúp phòng ngừa những vấn đề này bằng cách kiểm soát đường huyết của mình. Và bằng cách chăm sóc tốt cho bản thân. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe, y tá, nhà hướng dẫn về bệnh tiểu đường, và những người khác có thể giúp quý vị những điều sau:
-
Kiểm tra sức khỏe. Quý vị nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình. Vào những lần thăm khám này, quý vị sẽ được khám thực thể bao gồm kiểm tra bàn chân. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng sẽ kiểm tra cân nặng và huyết áp của quý vị. Hãy cởi giày trước khi cuộc hẹn của quý vị bắt đầu để đảm bảo rằng bàn chân của quý vị được kiểm tra. Hãy chắc chắn mang theo hồ sơ xét nghiệm đường huyết của mình. Hỏi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xem có những cách mới hoặc tốt hơn để kiểm tra đường huyết của mình không.
-
Các kiểm tra khác. Quý vị cũng sẽ cần kiểm tra mắt, bàn chân và răng ít nhất một lần mỗi năm hoặc theo chỉ dẫn.
-
Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Quý vị sẽ làm các xét nghiệm máu và nước tiểu:
-
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ kiểm tra hemoglobin A1C ít nhất 2 lần mỗi năm. Xét nghiệm máu này sẽ cho biết quý vị kiểm soát đường huyết của mình tốt như thế nào trong 2-3 tháng qua. Kết quả sẽ giúp chuyên gia chăm sóc sức khỏe quản lý bệnh tiểu đường của quý vị.
-
Quý vị cũng sẽ làm các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm khác. Ví dụ, để kiểm tra các vấn đề về thận và mức cholesterol bất thường.
-
Hút thuốc. Nếu quý vị hút thuốc, quý vị sẽ cần bỏ thuốc. Hút thuốc khiến dễ bị các biến chứng do bệnh tiểu đường hơn. Hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe cách bỏ thuốc. Ngoài ra, không sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử hoặc vaping.
-
Vắc-xin. Tim phòng cúm hàng năm. Và hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị về vắc-xin ngăn ngừa bệnh viêm phổi, bệnh zona, COVID-19, RSV và viêm gan B.
Căng thẳng và trầm cảm
Hầu hết mọi người đều có những thách thức trong cuộc sống. Sống chung với bệnh tiểu đường có thể làm tăng căng thẳng. Cảm thấy căng thẳng hoặc trầm cảm thực sự có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của quý vị.
Cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu quý vị gặp vấn đề trong việc đối mặt với bệnh tiểu đường. Họ có thể giúp hoặc giới thiệu quý vị đến các chuyên gia hoặc chương trình khác.
Để tìm hiểu thêm
Biết quý vị có thể yêu cầu giúp đỡ từ đâu. Quý vị có thể thử những cách sau: